Taxi sân bay Nội Bài Hà Nội

Dịch vụ xe taxi mang lại cho hành khách rất nhiều ưu điểm như: nhanh chóng, tiện lợi vì xe đón, trả bạn tận nơi giúp chủ động và tiết kiệm thời gian.. Tuy nhiên, cũng không ít hành khách còn băn khoăn về giá cả của dịch vụ này thì ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về loại hình xe đưa đón sân bay Nội Bài là taxi để hành khách tham khảo.

Nên chọn Taxi làm phương tiện đi lại khi đến Hà Nội?

Khách du lịch thập phương muốn đến Hà Nội có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách. Nếu chọn máy bay, du khách sẽ đáp xuống sân bay Nội Bài và từ đây, khách sẽ có nhiều lựa chọn về xe taxi sân bay Nội Bài để di chuyển về Trung tâm Thành phố Hà Nội hoặc đến các điểm du lịch lân cận.

Trong tất cả các phương tiện đi lại tại Hà Nội thì Taxi sân bay Nội Bài Hà Nội được đánh giá là phương tiện đi lại linh hoạt nhất. Có thể đưa đón 24/24h, dù bạn ở bất kỳ đâu, chỉ cần nhấc máy gọi đến số Tổng đài của Hãng và từ trung tâm điều hành, xe Taxi gần nhất nơi bạn đứng sẽ di chuyển và đón bạn trong khoảng 5-10 phút. Cũng có trường hợp, khách đón xe Taxi tại ngay vị trí mình cần vì hiện nay, chỉ cần nhìn quanh ngã 4 hay điểm mua sắm nào cũng thấy xe đón sẵn, rất tiện lợi.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ cho du khách khi đến Hà Nội là nếu di chuyển từ sân bay Nội Bài về Trung tâm thì nếu thuê một chiếc taxi 4 chỗ về tận trung tâm thành phố sẽ có mức giá khoảng 300.000VND, với hành khách mua vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội thì không dại gì mà đi taxi có giá cao hơn đi máy bay, đây là điều nghịch lý. Vì thế, lỡ có chọn Taxi thì trước khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn.

Dưới đây là danh sách taxi sân bay Nội Bài mà hành khách có thể liên hệ để đi lại:

  • Taxi Mai Linh: 04.38.222.666
  • Taxi Long Biên: 04.38.736.736
  • Taxi Mỹ Đình: 04.38.333.888
  • Taxi Nội Bài: 043.886.8888
  • Taxi Airport: 04.38.733.333
  • Taxi Bắc Á 04.37.63.63.63
  • Taxi Cienco 8 04.38.555.888
  • Taxi City 04.38.222.222
  • Taxi CP (Cổ phần) (Taxi Group) 04.38.26.26.26
  • Taxi Đại Phúc 04.38.83.83.83
  • Taxi Đông Đô 04.38.57.45.74

Thông tin thêm cho hành khách nếu muốn đến Thành phố Vinh, Nghệ An: Chọn phương tiện là xe taxi sân bay Vinh Nghệ An thì nên tham khảo thông tin giá cả trên mạng trước vì hiện nay tình trạng tài xế “dù” ở đây vẫn đang còn hoạt động nhiều, có thể chở bạn đi lòng vòng để moi thêm tiền và cũng có tình trạng “chém giá” rất cao khi khách chưa biết điểm đến.

Trải nghiệm lễ hội truyền thống Hà Nội

Hà Nội đẹp và bình dị, đáng yêu và mơ màng, giống như một thứ tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Có những sớm Hà Nội còn mơ màng chìm trong giấc ngủ, người đi ngoài đường đánh thức nhau với những thanh âm vui tai lạ mắt. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 lễ hội phổ biến nhất tại Hà Nội.

1. Lễ hội Phù Đổng

Xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng có công dẹp giặc Ân, hằng năm người dân làng Gióng tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng như: Phù Đổng, Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), đền Sóc (Sóc Sơn). Trong số bốn hội trên thì hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có quy mô, tổ chức chặt chẻ và công phu nhất. Chính hội vào ngày 9/4 âm lịch hằng năm. Trước đó ngày 6/4 là lễ rước nước từ giếng trước đền thờ Mẫu, đây là một địa điểm du lịch Hà Nội đầu năm rất được yêu thích.

Lễ hội Thánh Gióng

Lễ hội Phù Đổng

2. Lễ hội Đống Đa

Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, bất ngờ vào Thăng Long. Đỉnh cao là trận chiến đêm mùng 4, rạng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30-1-1789), đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá hủy khiến tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Quân ta đã đánh bại hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Hàng năm cứ vào ngày mùng 5 Tết nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, đặc biệt có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa – Hà Nội) hằng năm diễn ra vào ngày 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch). Đây là nơi lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Một địa điểm du lịch Hà Nội giá rẻ giúp mọi người nhớ về những anh hùng dân tộc.

3. Lễ hội Cổ Loa

Lễ hội diễn ra tại xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hằng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi. Đấy là một lễ hội được người dân Hà Nội mong đợi và dần được coi là một điểm đến trong chương trình tour du lịch Hà Nội lý tưởng.

Làng Cổ Loa gồm 12 xóm nhưng hội Cổ Loa là của chung một cụm tám làng (ngày trước gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán nên đều tham gia tổ chức hội. Sáng ngày mồng 6 làng tổ chức lễ rước văn tế từ nhà vị tiên chỉ ra đền để tế thần. Theo thông lệ, văn tế soạn thảo được đặt lên giá, khi 12 ông trưởng xóm đến đông đủ cả thì bắt đầu sửa lễ. Mở đầu là năm lá cờ ngũ hành, tiếp đó đến phường bát âm giá văn tế đặt trong kiệu long đình có lọng che. Nối tiếp là quan viên trong làng và các vị kỳ mục đi theo. Dịp lễ này thu hút đông đảo lượt khách trong chương trình tour du lịch Hà Nội tham gia.

Lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa

4. Lễ hội làng Lệ Mật

Làng Lệ Mật nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội hằng năm mở hội vào ngày 23/3 âm lịch, tưởng nhớ Hoàng Đức Trung (thành hoàng làng Lệ Mật). Là người đã có công được vua Lý ban đất lập 13 trang trại. Hội Lệ Mật có trò múa rắn nhằm tôn vinh nghề bắt và nuôi rắn ở đây.

Phần lễ của hội bao gồm: lễ rước nước từ giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, Rước cỗ (lễ vật) của 13 trại ở quận Ba Đình về làng dâng thần. Phần hội đặc sắc nhất là trò múa rắn. Con rắn (được làm bằng nan tre lợp vải) tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức. Du khách trong chương trình tour Hà Nội vào dịp này có thể tham gia trực tiếp vào lễ hội Lệ Mật để tìm hiểu thêm văn hóa của người dân ở địa phương này.

Bên cạnh đó thì tiết mục thi nấu ăn món đặc sản cũng dành được sự quan tâm của rất nhiều người dân cũng như du khách trong chương trình tour Hà Nội giá rẻ. rất nhiều món được trổ tài như : “tam xà đại hội” (3 loại rắn là rắn hổ mang, cạp nong, rắn ráo), “ngũ hổ chầu lâm” (cỗ 5 con ếch) và “lý ngư vọng nguyệt” (cỗ cá chép to, cỗ gỏi)… Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (gọi là dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh đô (gọi là dân kinh quán) gặp gỡ nhau ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui và lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Thái An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *